Nâng cao nhận thức về giá trị văn hóa thổ cẩm, giấc mơ chinh phục nét đẹp vùng cao.

Nâng cao nhận thức về giá trị văn hóa thổ cẩm,

 giấc mơ chinh phục nét đẹp vùng cao.

 

 

Tác giả: Bùi Thị Giang- Bảo tàng Lào Cai.

 

 

Nói đến sắc màu thổ cẩm dân tộc, chắc hẳn du khách trong và ngoài nước nhiều người biết đến thương hiệu độc quyền, sở hữu và làm ra những sản phẩm tinh tế, bắt mắt phù hợp với nhu cầu của du khách. Đến nay ít người còn xa lạ với địa chỉ số 29a Cầu Mây – Thị trấn Sa Pa là quầy hàng giới thiệu, kinh doanh những sản phẩm đồ trang sức, trang trí, trang phục thuộc Công ty TNHHTM TH Lan Rừng – Nơi lưu giữ, trưng bày và làm ra các sản phẩm thổ cẩm đa dạng sắc màu văn hóa các dân tộc vùng cao Tây Bắc.

Sự ra đời và hoạt động của Công ty TNHHTM TH Lan Rừng đến nay đã hơn 15 năm. Thương hiệu Thổ Cẩm Lan Rừng được nhiều du khách biết đến và ngày càng thành công trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh gắn với bảo tồn những giá trị tinh hoa của các dân tộc cộng cư tại Lào Cai.

Ảnh: Lớp tập huấn  nhóm người Mông về nâng cao giá trị và bảo tồn hoa văn trang trí truyền thống thổ cẩm tại xã Bản Hồ

Cũng như nhiều Công ty kinh doanh và sản xuất ra các mặt hàng, yếu tố quan trọng đó là nhận thức giá trị của sản phẩm từ đó xây dựng những chiến lược phát triển bền vững mang tầm cỡ quốc gia. Với Thổ Cẩm Lan Rừng cũng vậy, họ đã và đang có những chiến lược rất cụ thể, hoạch định cho tương lai với mong muốn cuối cùng đó là hướng đến cho người tham gia sản xuất cũng như người tiêu dùng hiểu về giá trị của sản phẩm thổ cẩm và nâng cao nhận thức về giá trị văn hóa thổ cẩm, để từ đó góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đây cũng là tâm huyết, là linh hồn của Công ty TNHHTM TH Lan Rừng.

Khi tôi được tiếp xúc và trò chuyện với Giám đốc Cty TNHHTM TH Lan Rừng, ông Võ Văn Tài cho biết: “Nâng cao nhận thức về giá trị văn hóa thổ cẩm không chỉ cho người dân địa phương – là người trực tiếp làm ra những sản phẩm của chính dân tộc mình hiểu về nó, yêu nó; đồng thời giúp cho người tiêu dùng, sở hữu những sản phẩm, để rồi hiểu về giá trị thổ cẩm và yêu nó hơn. Đó cũng là giấc mơ chinh phục cái đẹp của cá nhân tôi – với vai trò là người đứng đầu Công ty, có nhiều năm gắn bó với công việc này, đến giờ vẫn luôn đam mê, tìm tòi và không ngừng học hỏi sáng tạo để làm ra nhiều sản phẩm từ nghề thêu dệt thổ cẩm”.

Tạo nguồn động lực cho Công ty, năm 2018 với chương trình ” thúc đẩy bình đẳng giới trao quyền năng kinh tế cho phụ nữ tại 2 tỉnh Sơn La và Lào Cai, trong đó Công ty TNHHTM TH Lan Rừng là một trong số được Dự án GREAT hỗ trợ cùng đồng hành tạo sinh kế bền vững cho chị e phụ nữ dân tộc tiểu số tại Sa Pa trên 5 nhóm dân tộc (Mông, Dao, Tày, Giáy, Xá Phó).

Dự án GREAT – là một trong những Dự án được chính phủ Australia tài trợ và quản lý bởi Cty CoaterSogema. Đây là Dự án đã được khởi động thành công ở tỉnh Sơn La và Lào Cai. Mục tiêu hướng đến của Dự án đó là “Thúc đẩy bình đẳng giới thông qua nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch”. Dự án đã hợp tác với nhiều đối tác trong khu vực tư nhân và phi chính phủ trong lĩnh vực nông nghiệp và du lịch, nhằm cải thiện môi trường chính sách và thúc đẩy tăng trưởng toàn diện và công bằng ở vùng Tây Bắc Việt Nam. Riêng tại tỉnh Lào Cai, Dự án đã hỗ trợ khoảng 20.000 phụ nữ tự kinh doanh cải thiện thu nhập và tạo ra khoảng 2.000 việc làm cho phụ nữ nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại tỉnh.

Ảnh: Giám đốc Cty TNHH TH Thổ Cẩm Lan Rừng tập huấn cho nhóm Phụ nữ người Tày – Bản Hồ tập làm mẫu hoa văn nhuộm chàm.

 

Nằm trong khuân khổ của Dự án GREAT, Công ty TNHHTM TH Lan Rừng hướng đến chính là”GÌN GIỮ VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA THỔ CẨM VÀ TẠO CÔNG ĂN VIỆC LÀM BỀN VỮNG CHO PHỤ NỮ DÂN TỘC TIỂU SỐ VÙNG CAO” . Theo đó, phân chia nội dung công việc phù hợp với vai trò, vị trí sản xuất trên địa bànThị xã Sa Pa gồm các xã: xã Liên Minh, Mường Hoa, Tả Phìn, Hoàng Liên, Bản Hồ và phường Sa Pa. Phân chia thành 10 nhóm phụ trách công việc như: Trồng lanh; trồng chàm; trồng cây ý dĩ; thêu trang trí; may trang phục; dệt lanh; nhuộm chàm; vẽ sáp ong; thiết kế tạo hoa văn và nhóm bán hàng. Đây là mô hình hoạt động của các tổ nhóm sản xuất của Công ty TNHHTM TH Lan Rừng. Xuất phát từ nhu cầu mong muốn được hỗ trợ người dân tộc thiểu số là phụ nữ.Gìn giữ, phát triển văn hóa thổ cẩm và công ăn việc làm bền vững cho phụ nữ tại Sa Pa. Từ đó xác định nguồn nhân lực và thu hút đầu ra cho sản phẩm của Công ty TNHHTM TH Lan Rừng.

Ảnh: Hội Phụ nữ Tày tham gia buổi tập huấn về nghề nhuộm chàm

 

Công ty TNHHTM TH Lan Rừng đã phối hợp với đơn vị Bảo tàng tỉnh Lào Cai, tổ chức tập huấn cho 5 nhóm ngành dân tộc (Mông, Dao, Tày, Giáy, Xá Phó). Với thông điệp truyền tải thông tin về “Nâng cao nhận thức về các giá trị văn hóa thổ cẩm truyền thống dân tộc”. Triển khai Dự án, Công ty TNHHTM TH Lan Rừng đã hỗ trợ và cung cấp 60 khung dệt cho nhóm phụ nữ người Mông phụ trách bộ phận dệt lanh , giúp chị em phụ nữ có công cụ làm nghề dễ dàng hơn.

Ảnh: 60 khung dệt được bàn giao cho nhóm phụ nữ

người Mông xã Mường Hoa.

Kết thúc buổi tập huấn, 100 % Hội phụ nữ trên địa bàn xã tham gia và đề cao ý trí quyết tâm khôi phục, tiếp tục duy trì và phát triển nghề thêu dệt truyền thống của dân tộc mình.

Ảnh: Hướng dẫn nhóm người Tày – Bản Hồ tạo hoa văn

trên tấm nhuộm chàm

Nhận thức được giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, từ đó Hội phụ nữ dân tộc tại các xã đã biết gìn giữ và không ngừng sáng tạo để tiếp tục tạo ra những sản phẩm, mẫu mã đa dạng hơn, đáp ứng như cầu của người tiêu dùng cũng như du khách muốn trải nghiệm không gian thổ cẩm dân tộc khi đến với Sa Pa.

Dự kiến cuối năm 2020, đầu năm 2021, Bảo tàng tỉnh Lào Cai sẽ phối hợp cùng Cty TNHHTM TH Lan Rừng tiếp tục trưng bày, giới thiệu sắc màu văn hóa gắn với nhiều hoạt động trải nghiệm dành riêng cho học sinh, sinh viên và công chúng tham quan.

Nghệ nhân người Hmông Thào Thị Mỷ

Nghệ nhân Thào Thị Mỷ là người dân tộc Hmông, 56 tuổi. Bà đã làm việc cùng Hợp tác xã Thổ Cẩm Lan Rừng được 11 năm. Bà luôn là nghệ nhân có tay nghề vững chắc nhất và có một sự say mê trong việc tạo ra những sản phẩm tinh xảo, độc đáo. Ước mong lớn nhất luôn là có thể truyền dạy được cho nhiều người trẻ dân tộc mình biết làm và gìn giữ nghề xe lanh, dệt vải, thêu thùa và nhuộm chàm để mang niềm tự hào của dân tộc mình đến với mọi người.

Hợp Tác Xã thổ cẩm Lan Rừng

Hợp tác xã thổ cẩm Lan Rừng hình thành và phát triển cách đây hơn 15 năm, do Cung Thanh Mai làm chủ nhiệm, khởi điểm ban đầu chỉ vài chục xã viên. Đến nay, trải qua 15 năm hoạt động HTX đã có hơn 100 xã viên tham gia. Chủ yếu ở các bản Tả Van, Tả Phìn, Trung Chải, Lao Chải, Cát Cát. Các sản phẩm của HTX đều làm thủ công rất tinh xảo, được thêu tay và dệt bằng khung cửi. Các mẫu mã hoa văn được lấy nguyên mẫu từ kho tàng hoa văn của đồng bào các dân tộc Mông, Dao, Giáy, Xa Phó… Đọc tiếp “Hợp Tác Xã thổ cẩm Lan Rừng”

Nét đẹp trong trang phục dân tộc Dao ở Sapa

Chuyện ăn mặc của phụ nữ người Dao ở Sapa rất được cọi trọng. Ngay từ bé, các cô gái Dao đã được mẹ dạy cho cách thêu thùa, ăn mặc sao cho đẹp, duyên dáng.

Mùa xuân
Anh là con chim rừng tìm bạn
Lặn lội từ bản dưới lên bản trên
Được thấy bạn em ngồi dệt thổ cẩm
Cái nụ hoa hồng lồng vào nhau…

Đúng rồi, cái nụ hoa của núi rừng tạo thành tấm áo, manh quần cho cả nhà chính nhờ bàn tay mẹ khéo, bàn tay em đảm. Bông hoa rừng nở thắm, con chim rừng say hót tìm bạn tình.

Mùa xuân đến, núi rừng mùa khô xác xơ, cũ kỹ nhường chỗ cho mùa xuân mới, tràn đầy nhựa sống, hừng hực cháy ngọn lửa yêu thương. Con gái bản trên, con trai bản dưới, váy áo tung tăng, xúng xính trong bộ trang phục mới nhất đi tìm bạn. Hơi thở tình yêu thúc giục họ đến với nhau hay những gam màu thổ cẩm rực lên giữa núi rừng.

Bạt ngàn những núi cùng rừng, những ruộng cùng nương. Người Dao trồng cây lúa nước để ăn no cái bụng, trồng cây bông để se sợi, dệt vải, tìm cây lá để nhuộm màu. Họ có tục trồng bông trên núi, tranh thủ lúc nương rẫy nhàn việc làm những công đoạn sơ chế: bật bông, ép hạt, se sợi, dệt vải. Để may, thêu thành những trang phục cho mình và người thân, sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật – màu sắc tinh diệu, chi tiết sắc sảo mang hơi thở của ‘hương đồng gió nội’.

Phụ nữ Dao đỏ Sapa
Phụ nữ Dao đỏ Sapa

Người Dao thường gieo hạt vào tháng một, tháng hai để tránh sương muối. Khi lấy được bông, họ đun qua nước sôi, ngâm vào nước lạnh, vớt ra đùm thành con. Dụng cụ chủ yếu hình thành nên bộ trang phục là chiếc khung dệt, vật cần thiết trong mỗi gia đình người Dao. Chỉ với hai thoi dệt chính, phụ; người phụ nữ Dao có biệt tài dệt được vải trắng lẫn vải màu. Ngay từ khi còn bé cô gái Dao đã được các bà mẹ dạy cho từng đường tơ, sợi chỉ, may vá, thêu thùa. Đến khi biết làm duyên cũng là lúc đường tơ sợi đã thành thục. Họ được dạy từ những công đoạn giản đơn, đến phức tạp, từ những chi tiết nhỏ đến cách nhuộm lại tấm áo chàm cho mới khi nó bạc màu. Bằng cách truyền nghề, chỉ dẫn thấu đáo của các bà, các mẹ tạo cho người phụ nữ Dao một nếp nghĩ ăn sâu vào tiềm thức, như một sắc thái độc đáo của văn hóa Dao.

Một bộ trang phục hoàn chỉnh của người Dao gồm: áo, yếm, xà cạp, cùng đồ trang sức vàng bạc, khăn vấn đầu… Duy nhất trong cộng đồng người Dao chỉ có người Dao Tiền là mặc váy (váy của người Dao Tiền phía bắc dài hơn váy của người Dao Tiền phía nam). Áo của người Dao Tiền gồm hai thân trước, nẹp và một xỏ tà. Thường trên đó họ dùng họa tiết hình gấu, chó. Đây cũng là ý niệm xa xưa gián tiếp nhớ về thủy tổ của dân tộc Dao. Ở đó có hình Bàn Vương, con chó ngũ sắc – đã có công giết giặc được vua gả công chúa cho sinh con đẻ cái, trở thành dân tộc Dao ngày nay, áo thường có bộ khuy quý bằng bạc hình tròn chạm khắc tinh vi. Cổ áo của người phụ nữ Dao được trang trí bằng núm bông hoa đỏ như nắm tay nổi bật trên nền áo chàm xanh đằm thắm. Yếm của người Dao khá đơn giản, chỉ là một vuông lụa trắng đính một miếng vải hình tam giác làm cổ yếm. Xà cạp có hình hoa văn móc câu hay răng cưa hình chim.

Để bộ trang phục thêm hoàn mỹ, họ thường dùng nhiều loại khăn vấn đầu (có 3 loại khăn: khăn vuông, khăn chữ nhật và khăn dài). Trong đám hát ví, họ thường dùng khăn thêu trắng dài chừng 12m, rộng 30-40cm, hai đầu gồm hai mảng hoa văn hình vuông tạo thành cảm giác mềm mại. Ngoài trang phục chính, người phụ nữ Dao còn ưa dùng đồ trang sức làm cho bộ trang phục của mình thêm sang trọng: vòng cổ, nhẫn, túi ăn trầu, các đồ trang sức bằng bạc hình bán cầu, hình sao 8 cánh. Có những cô gái Dao đeo 10 chiếc vòng cổ, 12 chiếc nhẫn, cùng những chiếc khuy bạc đường kính 6-7cm, nổi bật trên màu áo chàm.

Vào dịp lễ hội, người phụ nữ Dao còn giữ tục chải đầu bằng sáp ong cho mái tóc nuột nà, uốn lượn. Đây cũng là một bí quyết giúp mái tóc của những cô gái Dao khỏe về sức sống, đẹp trong con mắt mọi người. Trong không khí tưng bừng của ngày Tết, lễ hội, người ta dùng điệu hát lời ca làm cuộc sống thêm thăng hoa. Đáng chú ý là bộ trang phục của cô dâu, phải mất 3 năm cô gái Dao mới hoàn thành bộ trang phục cho mình. Trang phục chú rể kín đáo, ít phô bày, thường được may bằng các loại vải màu sậm phần nào thể hiện nam tính. Riêng trang phục của ông thầy cúng có khác đôi chút, mũ được làm bằng bìa cứng, gồm nhiều bức tranh ghép lại cắt dán theo hình quả núi dài khoảng 25cm. Áo màu đen được thêu hoa văn màu đỏ.

Đối với một dân tộc, một quốc gia bản sắc văn hóa là một giá trị có ý nghĩa tâm linh truyền thống cao quý thiêng liêng. Khi tìm hiểu về thời trang và cách làm đẹp của người Dao, chúng ta càng thêm tự hào về bề dày truyền thống văn hóa. Ở đó trang phục người phụ nữ Dao chiếm một vị trí đặc biệt, góp phần điểm xuyết thêm cho bức tranh 54 dân tộc anh em thêm rực rỡ, trọn vẹn của tổng thể hài hòa ‘bản sắc văn hóa Việt’.

Cửa hàng số 029A Cầu Mây

Gian hàng chính số 29A Cầu Mây
Gian hàng chính số 29A Cầu Mây

Cửa hàng lưu niệm Lan rừng chuyên bán đồ thổ cẩm hiện đại pha truyên thống, rất phù hợp với du khách nước ngoài và những du khách thích phong cách hiện đại pha chút hoài cổ.

Giới thiệu đầy đủ những sản phẩm đặc sắc nhất
Giới thiệu đầy đủ những sản phẩm đặc sắc nhất

Ngày nay quà lưu niệm là một phần không thể thiếu để thể hiện sự quan tâm, là phép ứng xử tinh tế của khách du lịch. Nắm bắt nhu cầu đó, hợp tác xã thổ cẩm Lan Rừng đã sản xuất ra các sản phẩm rất đa dạng và phong phú, phù hợp với các du khách đến Sapa mua làm quà lưu niệm như: Trang phục truyền thống các dân tộc, túi, khăn, gối… Bên cạnh đó HTX còn cải tiến mẫu mã từ những chất liệu thổ cẩm thô sơ trở thành những mặt hàng vô cùng đặc sắc dùng để trang trí nội thất cho nhà hàng, khách sạn..

Trang trí và trưng bày ấn tượng
Trang trí và trưng bày ấn tượng

Hợp tác xã thổ cẩm Lan Rừng hình thành và phát triển cách đây hơn 15 năm, do Cung Thanh Mai làm chủ nhiệm, khởi điểm ban đầu chỉ vài chục xã viên. Đến nay, trải qua 15 năm hoạt động HTX đã có hơn 100 xã viên tham gia. Chủ yếu ở các bản Tả Van, Tả Phìn, Trung Chải, Lao Chải, Cát Cát. Các sản phẩm của HTX đều làm thủ công rất tinh xảo, được thêu tay và dệt bằng khung cửi. Các mẫu mã hoa văn được lấy nguyên mẫu từ kho tàng hoa văn của đồng bào các dân tộc Mông, Dao, Giáy, Xa Phó…

Chất liệu nguyên bản bền sắc
Chất liệu nguyên bản bền sắc

Sản phẩm của Lan Rừng đều mang đậm nét văn hóa của các dân tộc. Chúng là tập hợp những gì tinh túy nhất của mỗi dân tộc. Dựa trên những kiểu hoa văn truyền thống trang phục của đồng bào. Qua đó Lan Rừng đã có nhiều cải tiến và cách điệu để làm ra những sản phẩm độc đáo và bắt mắt. Bên cạnh những sản phẩm mang đậm nét văn hóa truyền thống thì có những sản phẩm cách điệu có sự kết hợp hài hòa giữa hoa văn truyền thống với kiểu dáng hiện đại, nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

Nhiều sản phẩm hấp dẫn cho trang trí
Nhiều sản phẩm hấp dẫn cho trang trí

Ý nghĩa hoa văn trên trang phục dân tộc Hmông

Từ xa xưa, nghề dệt, sản phẩm dệt ra đời và phát triển không chỉ thoả mãn nhu cầu sử dụng mà còn để thoả mãn nhu cầu thẩm mỹ và các nhu cầu tín ngưỡng khác của các tộc người nói chung và của người H’Mông nói riêng. Trong đó, hoa văn trên vải của người H’mông mang lại giá trị văn hóa đặc trưng trong đời sống và sinh hoạt và là một phần không thể thiếu của tiến trình lịch sử và văn hóa các dân tộc Việt Nam Đọc tiếp “Ý nghĩa hoa văn trên trang phục dân tộc Hmông”

Gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc cùng HTX thổ cẩm Lan Rừng

Với kinh nghiệm 15 năm trong nghề, cơ sở Hợp Tác Xã (HTX) thổ cẩm Lan Rừng đã trở thành địa chỉ cung cấp sản phẩm thổ cẩm được nhiều du khách trong và ngoài nước yêu mến. Vừa kết hợp với đường nét truyền thống đan xen hiện đại, HTX thổ cẩm Lan Rừng đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.

Đọc tiếp “Gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc cùng HTX thổ cẩm Lan Rừng”